Bắt kịp nhu cầu 'bỏ biển về đồi' của khách hàng, Lâm Đồng hiện đang được nhiều ông lớn bất động sản tập trung tìm kiếm quỹ đất.
“Bỏ biển về đồi”
Giữa thời điểm thế giới đang có những căng thẳng về thương mại cùng nhiều diễn biến xã hội bất ổn, đại dịch COVID-19 bất ngờ xuất hiện càng gây thêm áp lực cho nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam không ngoại lệ.
Đối với ngành bất động sản Việt Nam, đại dịch COVID-19 cũng làm suy yếu nghiêm trọng những triển vọng cho thị trường “màu mỡ” này. Minh chứng là hàng nghìn sàn giao dịch bất động sản phải tạm đóng cửa, không ít công ty buộc tuyên phá sản.
Đến thời điểm hiện tại, khi đại dịch đang dần lắng xuống, thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu ghi nhận những màn lấy lại “dây cót” của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong đó, dòng chảy dịch chuyển về những thị trường mới, tiềm năng và mang lại lợi nhuận nhanh hơn đang là phương án được nhiều đơn vị lựa chọn.
Nhờ sở hữu những ưu thế lớn như quỹ đất rộng, hạ tầng giao thông hoàn thiện, nhiều tuyến cao tốc đang ráo riết triển khai, nhu cầu phát triển cao, phù hợp với định hướng và quy hoạch kinh tế vùng của chính phủ. Cạnh đó, tiềm năng về nghỉ dưỡng, cảnh quan thiên nhiên và khí hậu ôn hòa cũng là yếu tố nổi bật giúp Lâm Đồng ngày một chứng minh năng lực đáp ứng được xu thế này.
“Trước đây, tôi và chồng khá thích ở gần biển, nhưng từ những dịp ghé Lâm Đồng đây thì chúng tôi quyết định chọn nơi này làm nơi tích lũy tài sản lâu dài thông qua đất nền. Tất cả các yếu tố về khí hậu, địa lý, con người… khó có vùng biển nào mà bằng được Lâm Đồng”, một khách hàng mua đất nền tại Lâm Đồng chia sẻ.
Tại Lâm Đồng, ngoài những thị trường tiềm năng như Đà Lạt và Bảo Lộc, Lâm Hà hiện đang được đánh giá là địa phương có sức hút không kém cạnh. Từ Lâm Hà, chỉ mất 25 phút để đến Đà Lạt, 30 phút đến sân bay Liên Khương. Nhờ lợi thế tiếp giáp Đà Lạt, bên cạnh việc kết nối và thừa hưởng trực tiếp hạ tầng của đô thị hạt nhân, Lâm Hà còn thừa hưởng nhiều tiềm năng về định hướng quy hoạch chung của Đà Lạt và vùng phụ cận.
Lâm Hà - Trung tâm du lịch hỗn hợp
Theo “Quyết định điều chỉnh Quy hoạch chung của TP. Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 - tầm nhìn đến năm 2050”, phạm vi điều chỉnh quy hoạch TP. Đà Lạt và các vùng phụ cận bao gồm: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà. Riêng Lâm Hà, với vai trò vùng đệm sinh thái được định hướng trở thành “Trung tâm du lịch hỗn hợp, công viên chuyên đề nông nghiệp công nghệ cao”.
Sở hữu nhiều thế mạnh về du lịch sinh thái, du lịch canh nông và nghỉ dưỡng, trong giai đoạn 2017 – 2020, tốc độ tăng trưởng du lịch của Lâm Hà tăng bình quân 11,3%, tổng lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng của huyện đạt 26,500 lượt.
Sau 3 năm thí điểm, “Đề án phát triển du lịch Lâm Hà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được triển khai xác định tăng cường các giải pháp quảng bá, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm nội dung trọng tâm hướng tới thị trường mục tiêu. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao, khai thác tối ưu công nghệ thông tin vào công tác quảng bá xúc tiến du lịch.
Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2019, du lịch Đà Lạt đã tăng trưởng 10,6% so với cùng kỳ. Trước áp lực về lượng khách du lịch, cùng sự quá tải về hạ tầng lưu trú và tốc độ bê tông hóa Đà Lạt, xu hướng du lịch khám phá, nguyên sơ, trải nghiệm trở thành lựa chọn của một lượng lớn khách ngoại tỉnh và nước ngoài.
Nhờ lợi thế tiệm cận, hạ tầng giao thông hoàn thiện và kết nối trực tiếp, vùng phụ cận như Lâm Hà chính là thị trường lý tưởng để giải quyết áp lực du lịch và lưu trú dài ngày tại đây.
Trước tốc độ tăng trưởng nhanh về du lịch, kéo theo hạ tầng lưu trú tại đây cũng trở nên nhộn nhịp và sôi động, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, phân khúc đất nền nghỉ dưỡng giá rẻ cũng cũng nhanh chóng trở thành nguồn cung được quan tâm hàng đầu, nhất là nhà đầu tư đến từ TP.HCM và Hà Nội.
Baomoi.com